Với sự phát triển của công nghệ âm thanh như hiện nay thì việc lắp đặt âm thanh phòng họp, hội thảo, hội nghị đang trở thành một yếu tố không thể thiếu trong các hoạt động giao tiếp và hội thảo. Một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp giúp đảm bảo âm thanh rõ ràng, sống động và đầy đủ, giúp tăng cường tính tương tác giữa các thành viên trong phòng họp. Vậy hãy cùng Gia Bảo Audio tìm hiểu về hệ thống âm thanh này nhé!
Âm thanh phòng họp là một hệ thống gồm các thiết bị âm thanh (bao gồm micro, amply, bộ điều khiển trung tâm, loa,....) phối ghép với nhau nhằm mục đích thu lại giọng nói của đại biểu, chủ tọa hay người thuyết trình rồi khuếch đại âm thanh đó tới tai người nghe.
Trong thời đại phát triển như hiện nay, nhu cầu của khách hàng về mức độ ứng dụng cũng như chất lượng hệ thống âm thanh phòng họp ngày càng được nâng cao. Ví dụ như tại hững cuộc họp quy mô lớn với số người tham gia lên tới cả trăm khách mời và họ đến từ những quốc gia khác nhau thì chắc chắn sẽ nảy sinh vấn đề trong việc truyền tải ngôn ngữ. Khi đó, hệ thống âm thanh phòng họp, hội nghị cơ bản sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
Hay thêm một ví dụ khác nữa, đó là khi dịch bệnh bùng phát, mọi hoạt động đều bị hạn chế, các cuộc họp, hội nghị hay hội thảo đều phải diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Khi đó, các thiết bị âm thanh phòng họp sẽ phải ứng dụng công nghệ hiện đại thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là truyền tải âm thanh một cách rõ ràng, chân thực tới những nơi cách xa nhau, đây được gọi là hệ thống âm thanh truyền hình trực tuyến.
Hệ thống âm thanh phòng họp
Mục đích chính của hệ thống âm thanh phòng họp là tăng cường hiệu quả của các cuộc họp và đảm bảo rằng mọi người trong phòng đều có thể nghe và hiểu được những gì được nói trong cuộc họp. Nó cũng giúp giảm thiểu sự mệt mỏi và căng thẳng cho những người trong cuộc họp và giúp tạo ra một môi trường làm việc thú vị và hiệu quả hơn.
Phòng họp là nơi diễn ra những cuộc họp, cuộc thảo luận giữa lãnh đạo với nhân viên công ty; giữa công ty với khách hàng quan trọng;... để bàn bạc, trao đổi về chiến lược hay lên kế hoạch cho mục tiêu mới, từ đó định hướng phát triển công ty sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đóng góp không nhỏ vào sự thành công của mỗi cuộc họp chính là nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị âm thanh phòng họp. Các thiết bị giúp cho mọi người có thể dễ dàng tiếp nhận, trao đổi thông tin với nhau mà không cần phải gồng mình, cố gắng nói thật to để truyền tải nội dung tới mọi người. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người nói mà còn làm giảm hiệu suất cuộc họp.
Chính vì thế, một hệ thống âm thanh phòng họp đạt tiêu chuẩn là điều không thể thiếu ở mỗi công ty, cơ quan,... Những lợi ích tuyệt vời mà hệ thống đem lại cho người sử dụng có thể kể tới đó là:
Tạo ra trải nghiệm âm thanh chất lượng cao: một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp sẽ giúp người dùng có thể thưởng thức âm thanh với chất lượng cao, chất âm chân thật, trong trẻo và sống động.
Cải thiện hiệu quả cuộc họp: Hệ thống âm thanh phòng họp, hội thảo, hội nghị giúp tăng cường hiệu quả giao tiếp giữa các thành viên trong phòng. Âm thanh rõ ràng và sống động giúp người nghe dễ dàng nắm bắt được thông tin cũng như có thể truyền tải thông điệp của mình một cách thuận tiện hơn.
Tăng tính linh hoạt và tiện lợi: giúp người dùng dễ dàng thực hiện các hoạt động như phát nhạc, trình chiếu hình ảnh hoặc video, đồng thời cho phép nhiều người tham gia quá trình trao đổi và thảo luận cùng lúc.
Tăng tính chuyên nghiệp: một hệ thống âm thanh trong phòng họp chuyên nghiệp, chất lượng sẽ góp phần tạo nên ấn tượng trước đối tác của công ty. Điều này giúp người dùng tạo dựng được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, đẩy mạnh quá trình hợp tác phát triển giữa hai bên.
Tiết kiệm thời gian và chi phí: các thiết bị âm thanh phòng họp chắc chắn sẽ giúp người sử dụng tiết kiệm được kha khá thời gian cũng như chi phí cho các hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo. Người dùng có thể thực hiện các cuộc họp, hội nghị từ xa một cách dễ dàng vừa tiết kiệm được chi phí đi lại mà vẫn có thể lưu trữ được thông tin cuộc họp một cách đầy đủ các chính xác nhất.
Đây là tiêu chí quan trọng nhất của một hệ thống âm thanh phòng họp. Quá trình lắp đặt cần phải đảm bảo sao cho âm thanh sau khi được xử lý thông qua bộ điều khiển trung tâm để khi phát ra từ loa sẽ đem đến một chất âm trong trẻo, chân thực.
Để đạt được chất lượng âm thanh tốt nhất thì bạn cần lưu ý những điều sau:
Lựa chọn các sản phẩm chính hãng đến từ những thương hiệu nổi tiếng.
Phối ghép các thiết bị sao cho đạt được mức tương thích cao nhất.
Lắp đặt loa ở đúng các vị trí như sơ đồ cấu hình đã lên trước đó.
Đảm bảo mức công suất hoạt động của loa phù hợp với mỗi loại âm thanh khác nhau.
Phòng họp, phòng hội thảo, hội nghị là những nơi có yêu cầu về thiết kế không gian, nội thất mang tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp rất cao. Chính vì thế, khi lắp đặt âm thanh bạn cũng cần phải chú ý tới tiêu chí này.
Hệ thống âm thanh phòng họp thường bao gồm rất nhiều các thiết bị được phối ghép với nhau qua hệ thống đường dây đấu nối nên cần phải lắp đặt sao cho các đường dây dẫn không bị rối đồng thời không gây vướng víu cho người dùng.
Các thiết bị được bố trí ở những vị trí phù hợp, khoa học, đảm bảo tối ưu không gian diện tích cho căn phòng.
Các thiết bị âm thanh phải được đặt chắc chắn, bằng phẳng đảm bảo độ vững chắc trong suốt quá trình hoạt động.
Bố trí hệ thống loa hợp lý, hướng âm về phía người nghe để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hạn chế đặt nhiều micro ngay trước loa để tránh tình trạng hú rít
Đảm bảo kết nối giữa các thiết bị thu, phát âm thanh với bàn trộn mixer để quá trình vận hành diễn ra dễ dàng hơn.
Đây là thành phần quan trọng nhất, có nhiều loại loa khác nhau để truyền tải âm thanh trong phòng họp, thường có các loại:
- Loa trần: Thường được lắp đặt trên trần nhà
- Loa tường: Gắn vào tường hoặc vách ngăn
- Loa cột: Gắn trên cột chống hay trụ
Loa cho phòng họp
Mỗi loại loa nêu trên sẽ có những đặc điểm cũng như tính năng riêng biệt tuy nhiên khi lựa chọn ta có thể dựa theo một vài yếu tố sau đây để có được thiết bị phù hợp nhất cho hệ thống âm thanh phòng họp:
- Yêu cầu chung về thiết kế:
+ Loa treo tường là giải pháp tối ưu để tiết kiệm tối đa diện tích, đồng thời khi loa được treo trên cao khoảng 2,5m và hướng âm xuống phía người nghe cũng giúp cho âm thanh hay hơn đáng kể.
+ Loa phòng họp cần dễ dàng phối ghép với nhiều loại amply, micro khác nhau, vì đôi khi trong quá trình sử dụng, chúng ta phải ghép loa với các thiết bị khác.
+ Chọn dòng loa có kích thước bass từ 4 - 10 inch.
+ Chọn loa có màu sắc đơn giản mà vẫn tinh tế như trắng, xám, đen để góp phần tăng thêm tính thẩm mỹ và trang trọng cho không gian phòng họp.
- Yêu cầu về chất lượng:
+ Dải tần loa nên rộng từ 120Hz – 20kHz để đảm bảo chất âm trong nhất có thể.
+ Nên lựa chọn loa của các thương hiệu chuyên về âm thanh phòng họp như DB, TOA, PASO, BOSCH,... để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Cần có độ nhạy cao, vì amply phòng họp, hội thảo thường có công suất bé, chính vì vậy loa phải có độ nhạy cao để có thể phát ra âm thanh thật sự chất lượng.
+ Độ bền cao, hoạt động ổn định, tránh trường hợp thiết bị xảy ra hỏng hóc trong những cuộc họp, sự kiện quan trọng gây ảnh hưởng tới cả những khách mời tham dự.
Amply hay cục đẩy công suất được sử dụng để phục vụ cho hội thảo, hội nghị có số lượng người tham gia đông, có tác dụng tăng công suất cho toàn bộ hệ thống.
Amply, cục đẩy công suất có vai trò:
Tăng công suất tín hiệu ở mức đủ lớn để vận hành tất cả các loa trong hệ thống. Đặc biệt là đối với các hội thảo có quy mô lớn thì công suất từ tủ âm thường không đủ.
Cân bằng và điều chỉnh tín hiệu để tạo ra âm thanh tối ưu, chất lượng.
Tránh nhiễu ở tín hiệu bằng cách làm mờ nhiễu và lọc sóng.
Micro chủ tọa
Đây là dòng micro dành riêng cho người chủ trì cuộc họp, thường là lãnh đạo của công ty. Micro chủ tọa được ưu tiên phát biểu trước đồng thời có thể bật hoặc tắt hoạt động của các micro đại biểu trong cùng hệ thống. Thêm nữa là loại micro này có thể điều khiển nhiều micro đại biểu cùng lúc, giúp người chủ trì kiểm soát hiệu quả trật tự cuộc họp một cách tốt nhất.
Micro đại biểu
Micro đại biểu là thiết bị chuyên dùng cho các đại biểu dự cuộc họp, hội thảo, hội nghị. Đây là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống âm thanh phòng họp với nhiệm vụ thu âm thanh trực tiếp từ các đại biểu, đưa qua các thiết bị xử lý rồi phát ra loa.
Micro dành cho phòng họp
Có rất nhiều loại micro phù hợp được sử dụng như: micro cổ ngỗng, micro không dây, micro có dây,... Tuy nhiên phổ biến nhất là dòng micro cổ ngỗng để bàn bởi tính năng nổi trội và tiện ích của thiết bị này. Mỗi đại biểu sẽ được bố trí riêng một micro cho riêng mình, khi phát biểu ý kiến thì họ chỉ cần nhấn nút trên micro là có thể kết nối âm thanh với toàn hệ thống.
Thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong mỗi hệ thống âm thanh phòng họp, hội thảo, hội nghị. Bộ điều khiển trung tâm kết nối với các thiết bị khác trong hệ thống, bao gồm loa, micro đại biểu,.. từ đó có thể điều khiển số micro đại biểu được phép hoạt động, tự động tắt âm thanh mic trong một khoảng thời gian nhất định giúp hạn chế tình trạng quên tắt mic để âm thanh không bị rú rít trong cuộc họp.
Ngoài ra còn có chức năng ghi âm nội dung cuộc họp và phát lại qua thẻ nhớ SD/SDHC dạng MP3. Đây là một tính năng ưu việt giúp ích rất nhiều cho mỗi cuộc họp.
Nếu một hệ thống âm thanh không có bộ điều khiển trung tâm thì các thiết bị sẽ không thể vận hành một cách mượt mà theo đúng mong muốn của người dùng được. Thậm chí còn có thể gây ra rối loạn âm thanh giữa các thiết bị, tiếng micro bị chồng chéo, lấn át gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc họp.
Những thiết bị này có vai trò điều chỉnh chất lượng âm thanh trước khi được đưa tới loa tuỳ theo yêu cầu của người dùng. Một số thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh phòng họp có thể kể đến như: Mixer, Compressor, bộ lọc tần số,....
Mixer hay bàn trộn âm thanh được ví như trái tim của hệ thống âm thanh phòng họp. Mixer có thể căn chỉnh các dải tần một cách chi tiết và chính xác nhất dựa theo sự điều chỉnh thủ công của kỹ thuật viên hoặc theo nguyên tắc số hoá.
Mixer có nhiệm vụ trộn các nguồn âm đã thu được từ nguồn âm thanh khác, sau đó tiến hành trộn chúng lại với nhau và xử lý để âm thanh phát ra đảm bảo độ trong trẻo, chân thực nhất, đem đến cho người nghe trải nghiệm tuyệt vời hơn cả.
Một số dòng mixer dành cho phòng họp
Compressor được sử dụng với mục đích hạn chế những tín hiệu âm thanh bị biến dạng khi vượt qua giới hạn nhất định tạo ra những dải âm khó chịu cho người nghe. Bộ nén tiếng sẽ cắt đi những âm xấu đó đảm bảo chất âm mượt mà, sống động.
Bộ lọc tần số thực hiện nhiệm vụ lọc âm thanh trong thực tế. Bên trong thiết bị này có chứa rất nhiều những bộ lọc điện tử để làm tăng lên hoặc giảm đi các tín hiệu không phù hợp trong các dải tần.
Vang số dành cho phòng họp
Hiện nay có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng sản xuất bộ lọc tần số, mỗi thương hiệu lại có thiết kế riêng biệt nên các nút điều chỉnh cũng có phần khác nhau nên bạn cần phải tìm hiểu nghiên cứu thật kỹ để chọn được thiết bị phù hợp với hệ thống âm thanh phòng họp của mình.
Mỗi một thiết bị lại có một vai trò cũng như tính năng khác nhau để mang đến chất lượng âm thanh đầu ra tốt nhất! Do vậy nên trong các bộ dàn âm thanh đám cưới lớn, cao cấp, sự kiện, sân khấu chuyên nghiệp cần có được sự góp mặt của tất cả các bộ xử lý âm thanh để có thể mang đến chất âm hoàn hảo nhất!
Tại Giabao Audio, chúng tôi tự hào là đối tác âm thanh uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với 10 năm kinh nghiệm trong thiết kế và lắp đặt hệ âm thanh chuyên nghiệp, chúng tôi hiểu tầm quan trọng của hệ thống âm thanh phòng họp và xin cam kết:
Thiết kế hệ thống riêng cho không gian của bạn
Sử dụng thiết bị nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng
Lắp đặt nhanh chóng và chuyên nghiệp, đảm bảo hiệu quả sử dụng sau này
Hỗ trợ và bảo hành lâu dài
Hình ảnh thực tế lắp đặt âm thanh phòng họp
Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác âm thanh tin cậy, hãy cho chúng cơ hội để phục vụ bạn. Giabao Audio cam kết sẽ cung cấp giải pháp tối ưu nhất với kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận báo giá và tư vấn miễn phí về hệ thống âm thanh phòng họp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Xem thêm: