logo

Báo giá lắp đặt âm thanh phòng trà chuyên nghiệp uy tín nhất

Phòng trà là nơi thu hút khách hàng không chỉ vì menu thức uống ngon hay view đẹp …. mà điểm gây ấn tượng nhất của nơi đây chính là hệ thống âm thanh nghe nhạc chill chill thư giãn. Chính vì thế, để có thể đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng mỗi khi đặt chân tới quán thì việc lắp đặt âm thanh phòng trà đạt chất lượng là điều rất quan trọng. Vậy hãy cùng Gia Bảo Audio tìm hiểu những thông tin dưới đây để có thể đem đến sự mới mẻ, độc đáo cho quán của mình nhé!

 

1. Mục đích lắp đặt âm thanh phòng trà

Âm thanh phòng trà là một hệ thống gồm nhiều thiết bị âm thanh kết hợp với nhau nhằm tạo nên một không gian thư giãn phục vụ nhu cầu âm nhạc, giải trí của khách hàng. Không chỉ vậy, một phòng trà khi vang lên những âm sắc trong trẻo, chân thực đều sẽ giúp cho không gian nơi đây trở nên sang trọng hơn, đồng thời còn cải thiện tâm trạng và bầu không khí trong phòng trà.

Khách hàng có thể nghe nhạc khi đang chờ order đồ uống, hay cũng có thể lên sân khấu thể hiện giọng ca của của mình cho khán giả thưởng thức. Chính những hoạt động như vậy đã níu chân khách hàng ở lại quán lâu hơn, từ đó góp phần tăng doanh thu bán hàng cho phòng trà.

Không chỉ vậy, âm nhạc cũng sẽ giúp nhân viên nâng cao tinh thần và năng suất. Khi đó khách hàng cũng sẽ được phục vụ một cách niềm nở và chu đáo hơn cả. Với tất cả những lợi ích tuyệt vời đó thì chắc chắn các chủ đầu tư sẽ phải nghiên cứu, tìm hiểu và lắp đặt âm thanh phòng trà chất lượng cho quán của mình.

2. Lắp đặt âm thanh phòng trà gồm các thiết bị gì?

Lắp đặt một hệ thống âm thanh nào cũng sẽ cần những thiết bị cơ bản như loa, cục đẩy công suất, micro, thiết bị xử lý âm thanh,.... Phòng trà cũng vậy, hệ thống sẽ bao gồm những thiết bị sau:

3.1. Hệ thống loa cho phòng trà

Đây là thiết bị quan trọng nhất khi lắp đặt âm thanh phòng trà bởi nó quyết định tới 70% chất lượng âm thanh phát ra. Những thương hiệu loa phòng trà nổi tiếng mang đến âm thanh chất lượng đỉnh cao đạt chuẩn quốc tế và được nhiều người lựa chọn phải kể đến JBL, BMB, RCF,… 

Vì không gian quán không phải phải không gian mở nên loa phòng trà cũng không yêu cầu phải có công suất lớn, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các tính năng cần thiết như thể hiện được đầy đủ các dải tần và các thể loại nhạc khác nhau. Cũng tuỳ thuộc vào không gian và mục đích sử dụng để chủ quán có thể lựa chọn các dòng loa sao cho phù hợp:

  • Loa âm trần: Phù hợp dùng cho các phòng trà nhẹ nhàng, phát nhạc nền du dương cho khách hàng thư giãn. Ưu điểm của dòng này là cực kỳ nhỏ gọn, chất âm hay, đảm bảo thẩm mỹ tốt khi lắp đặt.

  • Loa treo tường: Phù hợp dùng cho các phòng trà có diện tích vừa và nhỏ, phát nhạc là chính, đôi khi có thể dùng để thông báo. Loại này thì nhỏ gọn, treo lên tường nên không tốn diện tích, giá thành cũng phải chăng.

  • Loa karaoke: Dòng này thường sử dụng cho dàn âm thanh phòng trà có biểu diễn, hát cho nhau nghe. Các thương hiệu loa được tin dùng như JBL, BMB, Bose,…. Ưu điểm của dòng này là chất âm mạnh mẽ, chuyên nghiệp.

  • Loa sân khấu: Sử dụng trong các phòng trà lớn có mời các ca sĩ, nghệ sĩ tới biểu diễn thường xuyên. Với chất âm bùng nổ, các dải âm cân bằng hoàn hảo sẽ giúp cho khách hàng khi đến với phòng trà sẽ như được hòa vào cùng âm nhạc.

3.2. Bộ khuếch đại âm thanh

Đây là thiết bị chuyên dụng dùng để khuếch đại tín hiệu âm thanh qua loa trước khi đến tai người nghe, có 2 loại đó là Amplycục đẩy công suất. Nếu quán sử dụng các dòng loa gắn trần hay treo tường thì nên ưu tiên Amply, còn cục đẩy công suất thường sẽ kết hợp cùng với loa karaoke, loa sub,... để cho ra được âm thanh có chất lượng tốt nhất.

Bộ khuyếch đại trong hệ thống âm thanh phòng trà
Amply giúp tăng công suất tín hiệu âm thanh

Một lưu ý quan trọng khi lựa chọn bộ khuếch đại âm thanh đó là công suất của Amply/cục đẩy công suất phải lớn hơn công suất của cả hệ thống loa. 

3.3. Thiết bị xử lý âm thanh

Để xử lý âm thanh thì có thể lựa chọn bàn mixer, vang số hay equalizer,.. Tuy nhiên thì mixer luôn được ưa chuộng hơn cả bởi thiết bị này có thể cung cấp nhiều cổng kết nối đầu vào, hơn nữa còn dễ dàng kết hợp với nhiều nhạc cụ, micro, dòng nhạc.... Các tín hiệu âm thanh sau khi được trộn thì nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành hiệu chỉnh âm sắc đưa vào các dải bass, trung, treble,...Không chỉ vậy, bàn mixer còn có các hiệu ứng âm thanh như reverb, echo, delay tạo nên những âm sắc có chất lượng tuyệt vời. Cũng chính vì thế mà bàn mixer được ví như là trái tim của toàn hệ thống âm thanh phòng trà. Một vài thương hiệu mixer được ưa chuộng có thể kể đến là Dynacord, Yamaha,....

Thiết bị xử lý âm thanh phòng trà
Thiết bị xử lý âm thanh trong hệ thống âm thanh phòng trà

Tuy nhiên thì những phòng trà có không gian nhỏ thì nên cân nhắc lựa chọn vang số hơn là bàn mixer. Đây cũng là một thiết bị có thể căn chỉnh âm thanh tốt, hạn chế hú rít giúp loa hoạt động bền hơn mà giá thành cũng rất phải chăng. Những thương hiệu sản xuất vang số được sử dụng phổ biến như là King, JBL, AAP,.....

3.4. Micro

Như đã nói ban đầu, lắp đặt âm thanh phòng trà không chỉ để phát nhạc mà còn được sử dụng để khách tới hát cho nhau nghe. Vì thế, micro là thiết bị không thể thiếu. Dù sử dụng các dòng micro không dây hay có dây thì cũng luôn phải đảm bảo được chất âm rõ ràng, đem đến cho người hát và cả người nghe cảm giác chân thực nhất. Thị trường hiện nay nổi bật hơn cả là các dòng micro của thương hiệu Shure, King, Sennheiser..

micro dàn âm thanh phòng trà
Bộ micro phòng trà của thương hiệu Sennheiser

 

3.5. Hệ thống chiếu sáng chuyên nghiệp

Hệ thống âm thanh phòng trà khi kết hợp cùng những hiệu ứng ánh sáng sống sẽ giúp cho phần biểu diễn trở nên cuốn hút hơn bao giờ hết. Do đó, chủ quán cần phải cân nhắc lựa chọn các thiết bị đèn sân khấu sao cho phù hợp với không gian cũng như dàn âm thanh để khách hàng được tận hưởng mọi thứ một cách trọn vẹn, hoàn hảo nhất.

3. Các bước lắp đặt âm thanh phòng trà chuẩn nhất 

3.1. Khảo sát không gian phòng trà

Bước đầu tiên này vô cùng quan trọng bởi nó sẽ quyết định đến toàn bộ ý tưởng, thiết kế và bố trí của dàn âm thanh khi lắp đặt. Để tư vấn được dòng loa phù hợp thì cần xem xét không gian thực tế của quán, vị trí sân khấu cũng như thiết kế nội thất trong phòng trà. Sau đó sẽ tiến hành trao đổi trực tiếp với chủ quán về nhu cầu, mục đích sử dụng để đưa ra được giải pháp tối ưu nhất.

3.2. Phối ghép các thiết bị, tạo cấu hình lắp đặt âm thanh phòng trà

Sau khi đã thống nhất ý kiến với chủ quán thì đội ngũ nhân viên kỹ thuật sẽ thực hiện phối ghép hệ thống âm thanh, đồng thời lên sơ đồ kết nối sao cho đạt được chất lượng âm thanh tốt nhất mà vẫn thẩm mỹ thì vẫn hài hoà với không gian phòng trà.

Sau khi hoàn thiện sơ đồ, bạn nên trao đổi, bàn bạc với đối tác để chắc chắn rằng dự án này phù hợp với nhu cầu mà khách hàng yêu cầu. Nếu chưa phù hợp thì có thể tìm cách để thay đổi, hoàn thiện kịp thời, tránh những phát sinh sau này vừa mất thời gian lại lãng phí công sức, tiền bạc.

phối ghép các thiết bị trong hệ thống âm thanh phòng trà
Phối ghép các thiết bị âm thanh là bước quan trọng

3.3. Tiến hành lắp đặt âm thanh phòng trà chất lượng

Bước này cần một đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm để có thể lắp đặt một cách hoàn hảo và chuyên nghiệp nhất. Đảm bảo dàn âm thanh có đầy đủ các thiết bị như: Micro, bàn mixer, cục đẩy công suất,... và đặc biệt là thiết bị loa. Cần lắp đặt dàn loa sao cho âm thanh hướng về phía người nghe, khuếch tán đều khắp không gian phòng trà. Thêm nữa là dàn âm thanh phải được kết hợp cùng hệ thống chiếu sáng một cách linh hoạt để có thể đưa người xem trải nghiệm cảm giác chân thực và tạo dấu ấn khó phai.

Quy trình lắp đặt hệ thống âm thanh phòng trà
Đơn vị lắp đặt âm thanh uy tín, chuyên nghiệp

3.4. Kiểm tra và đánh giá chất lượng dàn âm thanh phòng trà

Đây là bước cuối cùng để hoàn tất việc lắp đặt, trước hết cần phải kiểm tra xem các thiết bị điện có hoạt động ổn định hay không, các mạch nối, ổ điện đã đảm bảo an toàn cho người sử dụng hay chưa để tránh tai nạn về điện không đáng có. 

Tiếp tục tiến hành test chất lượng âm thanh qua các dòng nhạc khác nhau để xem chất âm cũng như khả năng lan toả có đạt tiêu chuẩn hay không. Sau đó sẽ bàn giao lại cho đối tác.

4. Tiêu chí lắp đặt âm thanh phòng trà đạt chuẩn

Một dàn âm thanh phòng trà được lắp đặt chuẩn sẽ đảm bảo được tất cả các tiêu chí sau đây

  • Âm thanh phát ra chân thực, trong trẻo, không có lẫn tạp âm, không xuất hiện tình trạng bị rè, hú rít và toàn bộ không gian đều được âm thanh bao phủ.

  • Màu sắc, thiết kế phù hợp với không gian kiến trúc cũng như nội thất của phòng trà.

  • Đảm bảo các an toàn về điện cũng như trong lắp đặt, thuận tiện cho việc sử dụng.

  • Các thiết bị hoạt động ổn định, độ bền cao.

  • Kết nối nhanh chóng, sự tương thích cao giữa các thiết bị.

  • Giá thành phù hợp với ngân sách tài chính của quán.

5. Lưu ý khi lắp đặt âm thanh phòng trà

Trong quá trình lắp đặt hệ thống âm thanh phòng trà, để có được chất lượng âm thanh tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên bố trí hệ thống loa tập trung vào 1 điểm bởi như vậy sẽ khiến cho âm thanh dễ bị va đập gây lộn xộn và khó nghe. Nên trải đều các thiết bị trong không gian sử dụng để âm thanh dễ dàng lan toả cho dù khách hàng ngồi ở vị trí nào vẫn cảm nhận được sự chân thực của từng âm sắc.

  • Tuỳ thuộc vào chiều rộng của căn phòng mà sắp xếp loa sao cho hợp lý, nếu phòng dài thì nên bố trí loa hướng âm thanh về một phía, như vậy sẽ giúp cho âm thanh bao quát được khắp phòng.

  • Nếu trong sơ đồ có sử dụng dòng loa sub thì nên thiết kế độ cao của loa so với mặt đất là khoảng 50cm để cho ra tiếng bass đầu đặn và êm tai.

  • Nên tận dụng góc phòng để đặt loa sub sẽ giúp âm thanh được to và vang hơn. Hạn chế đặt gần các vật dễ rung như gương hay kim loại mỏng để tránh tình trạng rung âm thanh hay nhiễu âm.

Lưu ý khi lắt đặt âm thanh phòng trà
Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống âm thanh phòng trà

 

  • Với dòng loa khác như loa hội trường thì vị trí hợp lý sẽ cách mặt  khoảng 1,5m hoặc gắn cố định trên cao để âm thanh bao phủ rộng khắp căn phòng. Không nên để loa sát tường vì như vậy dễ gây nên các phản âm khi sử dụng.

Ngoài ra thì trong quá trình sử dụng, để thu được trải nghiệm âm thanh tốt nhất thì người dùng phải chú ý:

  • Hạn chế tối đa tình trạng loa phòng trà bị hú rít, điều này vừa gây khó chịu cho người nghe vừa ảnh hưởng đến các thiết bị âm thanh. Bạn có thể chắc phục điều này bằng cách sử dụng âm lượng vừa phải cho loa và micro để tránh thu tạp âm trong quá trình sử dụng.

  • Không nên tự ý tháo dỡ, lắp đặt hệ thống bởi chúng có thể làm hư hỏng, sai sót trong quá trình lắp làm đứt dây loa, cháy các thiết bị.

  • Căn chỉnh âm thanh phòng trà sao cho hợp lý đối với từng loại nhạc để đạt được hiệu quả tối đa. Tùy từng thời điểm mà chọn dòng nhạc du dương, mượt mà hay vui tươi, sôi động để khách hàng có được cảm giác thư giãn, thoải mái nhất khi tận hưởng không khí phòng trà.

  • Để các thiết bị hoạt động được bền bỉ thì phải chú ý tới công suất. Nếu bật quá lớn hay cho các thiết bị hoạt động quá công suất thì rất dễ dây hỏng loa, thậm chí là chập cháy.

  • Nếu không sử dụng thì nên tắt các thiết bị âm thanh để duy trì, bảo quản các thiết bị có tuổi thọ lâu nhất có thể.

6. Báo giá top 5 dàn âm thanh cho phòng trà được ưa chuộng hiện nay

Nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn hệ thống dàn âm thanh phòng trà nào thì có thể cân chắc 5 mẫu dàn mà chúng tôi gợi ý sau đây:

6.1. Dàn âm thanh cho phòng trà phù hợp với diện tích 70m² trở lên: 150.000.000 VNĐ

Các thiết bị âm thanh trong dàn gồm:

  • Loa full sân khấu 4 tấc JBL 400W : 2 cặp

  • Loa sub sân khấu 5 tấc JBL 1500W : 1 cặp

  • Mixer Peavay 8 ngõ : 1 bộ

  • Bộ phân tần và Lọc tiếng BDX : 1 chiếc

  • Cục đẩy công suất 8200 : 2 Cái

  • Micro không dây Beilarly BL 2003D : 1 bộ

  • Đầu chọn bài Viet KTV : 1 Chiếc

6.2. Dàn âm thanh phòng trà JBL: 59.000.000 VND

Các thiết bị âm thanh trong dàn JBL gồm:

  • Loa JBL SRX 725: 2 cặp

  • Loa Sub JBL SRX718S: 2 cặp

  • Cục đẩy công suất Lynz: 2 cái

  • Mixer Soundcraft EFX8: 1 bộ

  • Micro Shure UR28D: 1 bộ

  • Thiết bị xử lý tín hiệu APU: 1 cái

6.3. Dàn âm thanh cho phòng trà cao cấp: 82.000.000 VNĐ

Các thiết bị âm thanh trong dàn gồm:

  • Loa karaoke JBL Pasion 12 : 1 Cặp

  • Loa Sub JBL JRX-218S : 1 Chiếc

  • Cục đẩy công suất CA 18 : 1 Chiếc

  • Đầu karaoke Hanet Play X One 1 TB : 1 Cái

  • Micro không dây Beilarly BL 2003D : 1 bộ

6.4. Dàn âm thanh phòng trà có sân khấu nhỏ: 48.000.000 VNĐ

Các thiết bị âm thanh trong dàn gồm:

  • Loa hội trường Beilarly TA608 : 1 Cặp

  • Cục Đẩy Công Suất Beilarly F Series 4600 : 1 Chiếc

  • Bàn Mixer Soundcraft EFX12 : 1 Chiếc

  • Vang số PS X8 : 1 Chiếc

  • Micro không dây Shure UGX9 II : 1 Bộ

6.5. Dàn âm thanh cho phòng trà trong nhà 50m²: 75.000.000 VNĐ

Các thiết bị âm thanh trong dàn gồm:

  • Loa line array cột đặt sàn JBL EON ONE: 2 cặp

  • Bàn mixer Soundcraft EFX8: 1 chiếc

  • Equalizer DBX 1231: 1 chiếc

  • Bộ cắt nguồn tự động Bost Audio PC-830: 1 bộ

  • Micro Shure SVX24/PG58: 1 bộ

7. Giabao Audio - Đơn vị thi công, lắp đặt âm thanh phòng trà chất lượng nhất 

Bạn đang cần trang bị, lắp đặt âm thanh phòng trà nhưng chưa biết đơn vị nào uy tín, vậy hãy để Gia Bảo Audio chúng tôi giúp đỡ bạn thực hiện điều đó.

  • Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành âm thanh, chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp các thiết bị, hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu thị trường. 

  • Chúng tôi cam kết các sản phẩm chuẩn chính hãng với chính sách bảo hành chất lượng của nhà cung cấp cùng với giá thành cạnh tranh tốt nhất thị trường.

  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình sẽ thực hiện tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Bài viết trên đây của Gia Bảo Audio đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết khi lắp đặt âm thanh phòng trà. Mong rằng bạn sẽ sớm sở hữu một hệ thống âm thanh tuyệt vời thu hút đông đảo khách hàng đến trải nghiệm tại nơi phòng trà của mình.

 

Xem thêm: