1. Ưu điểm nổi bật của hệ thống âm thanh sân vận động
1.1. Khích lệ tinh thần của vận động viên, cầu thủ
Việc phát những âm thanh sôi động, mạnh mẽ hay chỉ đơn giản là khuếch đại tiếng hò reo cổ vũ của khán giả cũng sẽ tạo nên một không khí đầy sự khích lệ dành cho các vận động viên. Họ sẽ cảm thấy tự tin hơn, có động lực nâng cao tinh thần thi đấu, quyết tâm dành chiến thắng cho đội nhà.
1.2. Tạo ra trải nghiệm âm thanh tuyệt vời cho khán giả
Một hệ thống âm thanh hoàn hảo sẽ giúp kích thích sự hứng thú và niềm đam mê không chỉ cho các vận động viên trên sân mà còn cả khán giả tới cổ vũ. Những âm thanh độc đáo như tiếng hú hét, bản nhạc sôi động hay âm thanh vang lên khi có bàn thắng chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của khán giả và giúp họ cảm thấy hưng phấn, hào hứng hơn trước trận đấu.
1.3. Nâng cao hiệu quả quảng cáo
Một giải đấu khi được tổ chức sẽ nhận được sự tài trợ của rất nhiều các công ty, nhãn hàng. Chính vì thế, việc lắp đặt âm thanh sân vận động sẽ được ứng dụng để phát các tin quảng cáo và thông báo, giới thiệu tới khán giả những sản phẩm, dịch vụ mới, gửi lời cảm ơn tới các nhà tài trợ. Đây cũng chính là một chiến lược marketing hiệu quả của các nhãn hàng.
2. Tiêu chí khi lắp đặt hệ thống âm thanh sân vận động
2.1. Hệ thống âm thanh phù hợp với thiết kế sân vận động
Sân vận động trong nhà và ngoài trời là hai loại sân vận động phổ biến được sử dụng cho các sự kiện thể thao, giải trí khác nhau. Mỗi loại sân sẽ có thiết kế, không gian, ứng dụng khác nhau chính vì thế cũng cần lắp đặt hệ thống âm thanh khác nhau sao cho phù hợp.
-
Với sân vận động trong nhà:
Hệ thống loa cần được lắp đặt một cách chính xác đảm bảo âm thanh có thể bao phủ khắp khu vực đồng thời cần phối ghép sao cho giảm thiểu tối đa tiếng vang và giảm ồn từ các thiết bị khác như quạt gió hay điều hoà.
-
Với sân vận động ngoài trời:
Khi đó sẽ đòi hỏi một hệ thống có khả năng phủ sóng âm thanh rộng và xa đồng thời các thiết bị cũng cần phải lựa chọn một cách kỹ lưỡng để có thể chống chịu được tác động của thời tiết đảm bảo hoạt động ổn định và bề vững trong thời gian dài.
2.2. Bố trí loa sao cho phủ sóng âm thanh đồng đều
Sân vận động là địa điểm có không gian tương đối lớn lại tập trung đông người nên cần bố trí loa ở những vị trí thích hợp, trải đều ở các khán đài để khán giả có thể tận tưởng trận đấu một cách trọn vẹn nhất.
Đặc biệt lưu ý những khu vực gần với loa nhất vẫn phải đảm bảo an toàn, tránh gây ảnh hưởng xấu tới thính giác của khán giả và các vận động viên.
2.3. Chất lượng âm thanh chân thật, sống động
Lắp đặt âm thanh sân vận động cần phải đảm bảo các thiết bị đều có độ phân giải âm thanh cao thì mới loại bỏ được tiếng ồn, tiếng vang không mong muốn và vẫn có thể truyền tải đến người nghe những âm thanh chân thực, sống động nhất.
2.4. Sử dụng dễ dàng, kết nối đơn giản
Tiêu chí này sẽ giúp cho người quản lý hệ thống có thể điều khiển và xử lý tình huống một cách thuận tiện, nhanh chóng. Dàn âm thanh phải có khả năng kết nối đa dạng với các thiết bị âm thanh khác như micro, máy tính, thiết bị điều khiển từ xa,... Ngoài ra, nếu lắp đặt kèm theo phần mềm hỗ trợ quản lý thì sẽ giúp cho kỹ thuật viên điều khiển hệ thống dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
3. Các thiết bị trong dàn âm thanh sân vận động
Như đã nói ở trên, mỗi loại hình sân vận động sẽ có tiêu chuẩn khác nhau về hệ thống âm thanh. Tuy nhiên, về cơ bản thì mỗi hệ thống điều sẽ bao gồm các thiết bị sau:
3.1. Loa
3 dòng loa được ưa chuộng nhất khi lắp đặt âm thanh sân vận động đó là:
-
Loa hộp treo tường: Dòng loa này rất được ưa chuộng nhờ vào thiết kế nhỏ gọn, lắp đặt dễ dàng và phù hợp với nhiều loại sân khác nhau để phân tán âm thanh đều khắp không gian sân. Loa treo tường thường có công suất từ vài chục cho tới vài trăm Watt.
-
Loa hội trường: Đây là mẫu loa có thiết kế tương đối lớn, có thể đặt ở mặt đất hoặc treo chắc chắn trên các cột để phát ra âm thanh với công suất cực lớn, với những sân vận động nhỏ thì dòng loa này có thể phát âm thanh bao phủ toàn khu vực sân.
-
Loa Sub: Hay được lắp đặt tại những vị trí khác nhau tại sân vận động trong nhà với chức năng phát ra âm bass mạnh mẽ với tần số thấp hơn các loại loa khác, đem lại hiệu quả âm thanh tuyệt vời cho người nghe.
3.2. Micro
Micro chắc chắn là thiết bị không thể thiếu ở bất kỳ sân vận động nào. Một chiếc micro tốt sẽ dẫn truyền âm thanh của người dẫn chương trình, nhạc cụ hay tiếng hô của khán giả một cách chân thực và rõ ràng nhất. Micro thường được đặt ở bục phát biểu hay các vị trí xác định trên khán đài.
3.3 Amply
Thiết bị này có nhiệm vụ điều chỉnh âm lượng, cân bằng tần số, giảm nhiễu của âm thanh đầu vào trong toàn bộ hệ thống, tuỳ vào từng thời điểm hay loại âm thanh mà amply sẽ thực hiện tăng cường hoặc giảm hạ thấp công suất cho phù hợp với môi trường và yêu cầu của người sử dụng.
3.4. Bàn mixer
Bàn mixer được sử dụng để kết nối, xử lý và điều chỉnh các tín hiệu âm thanh đến từ nhiều nguồn khác nhau, đồng nhất chúng hoặc tạo thêm các hiệu ứng âm thanh như reverb, chorus, delay,... để cho ra những tín hiệu hoàn hảo, trọn vẹn nhất tới người nghe.
4. Giabao Audio - Lựa chọn tốt nhất cho dự án lắp đặt âm thanh sân vận động
Giabao Audio là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, cung cấp giải pháp âm thanh chuyên nghiệp, trong đó có lắp đặt âm thanh sân vận động. Dịch vụ của Giabao Audio luôn đáp ứng tất cả các tiêu chí:
-
Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu cho hệ thống âm thanh của bạn.
-
Thiết bị âm thanh đảm bảo chính hãng, hiện đại đến từ các thương hiệu nổi tiếng như TOA, JBL, BOSE,....
-
Giá cả cạnh tranh đem đến sự hài lòng nhất cho khách hàng.
-
Chính sách bảo hành và hậu mãi cực tốt, giúp khách hàng yên tâm sử dụng sản phẩm.
Nếu có vấn đề cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 0962 731 778 hoặc qua Zalo để đội ngũ nhân viên có thể hỗ trợ bạn sớm nhất nhé!
Xem thêm: